Khi lái xe vào đêm khuya, tài xế sẽ khó dự đoán và xử lý tốt các tình huống xảy ra. Do đó, để đảm bảo an toàn trong suốt hành trình, bạn nên có sự chuẩn bị tốt về mọi mặt.Thầy Khải - Dạy lái xe Gia Lai chia sẻ một số kinh nghiệm lái xe ban đêm an toàn qua bài viết dưới đây.
I. Nâng cao cảnh giác khi di chuyển ban đêm
1. Hãy bật đèn phù hợp khi trời tối
Bạn hãy bật đèn pha khi cảm thấy trời tối dần và phạm vi quan sát trở nên hạn chế. Trong thời gian này, đèn pha sẽ giúp những phương tiện khác dễ dàng quan sát và nhìn thấy xe của bạn đi tới. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý rằng, có nhiều khu vực pháp lý yêu cầu bật đèn pha vào buổi tối hoặc buổi sáng nhằm giúp tối ưu tầm nhìn. Chẳng hạn tại California, yêu cầu tài xế phải bật đèn pha từ nửa giờ trước khi mặt trời lặn, đến sau khi mặt trời mọc một tiếng rưỡi để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
2. Điều chỉnh tốc độ
Lái xe ban đêm sẽ có tầm nhìn thấp hơn so với ban ngày, kể cả trên những tuyến đường cao tốc có cường độ ánh sáng tốt. Do đó, tài xế thường mất nhiều thời gian để quan sát, phản ứng và xử lý khi gặp chướng ngại vật hay người qua đường... Việc điều chỉnh và giữ tốc độ phù hợp sẽ giúp bạn có đủ thời gian để xử lý tốt các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.
3. Cảnh giác với tài xế sử dụng rượu bia và có dấu hiệu mệt mỏi
Lái xe trong tình trạng say xỉn hoặc mệt mỏi dễ khiến tài xế mơ màng, buồn ngủ, từ đó mất kiểm soát tay lái và tốc độ phản ứng giảm đáng kể. Do đó, nếu nhìn thấy phương tiện khác có dấu hiệu bất thường như chạy quá tốc độ quy định hay lấn làn đường, bạn nên di chuyển chậm về hướng lề đường, tạo khoảng cách an toàn đủ rộng nếu xe đó có ý định vượt qua.
4. Nghỉ ngơi khi có thời gian
Khi lái xe đường dài, đặc biệt vào ban đêm, tài xế thường mệt mỏi và buồn ngủ, do đó tốc độ phản ứng, xử lý tình huống sẽ chậm hơn so với lúc tỉnh táo. Vì vậy, nếu bạn muốn nghỉ ngơi, hãy tìm một trạm dừng chân để nghỉ, không nên dừng bên đường và ngủ trên xe, như vậy dễ xảy ra tình trạng trộm cướp, đặc biệt là ở khu vực ngoại ô hay những đoạn đường vắng.
5. Cẩn thận khi đi qua khu vực có biển báo động vật
Nếu bạn lái xe với tốc độ cao trên những đoạn đường không có đèn hay gặp điều kiện thời tiết bất lợi, sẽ rất khó nhìn thấy các vật di chuyển trước mặt. Vì thế, khi đi qua khu vực có biển báo động vật, bạn hãy cẩn thận và điều chỉnh tốc độ phù hợp.
6. Luôn luôn quan sát
Khi lái xe vào ban đêm thì việc giữ khoảng cách an toàn là vấn đề lớn đối với tài xế. Để tập trung lái xe ở mức tối đa và phát hiện nhanh các vật thể, bạn cần quan sát hai bên khi cần thiết, thường xuyên kiểm tra gương chiếu. Bạn không nên chỉ tập trung vào vạch kẻ đường để đi đúng làn như vậy sẽ hạn chế tầm nhìn, dễ gây nguy hiểm.
7. Thực hiện tốt các biện pháp an toàn
Trước khi bắt đầu hành trình, bạn cần thực hiện đầy đủ những biện pháp bảo vệ an toàn như: điều chỉnh chỗ ngồi thoải mái, kiểm tra đèn tín hiệu và gương chiếu, đặt điện thoại ở vị trí dễ quan sát và luôn thắt đai an toàn theo quy định
II. Cải thiện phạm vi quan sát khi lái xe
1. Kiểm tra hệ thống đèn tín hiệu, gương chiếu và kính chăn gió
Bạn nên lau chùi và kiểm tra đèn pha thường xuyên, thay thế khi có sự cố, nhằm đảm bảo độ sáng của đèn luôn đạt mức tối đa.
Ngoài ra, việc giữ cho cửa sổ, kính chắn gió của xe luôn sạch sẽ cũng giúp bạn có tầm nhìn tốt. Nếu thấy có vết bẩn trên những bộ phận này, bạn không nên sử dụng tay để lau vì sẽ dễ lưu lại vết mờ làm che khuất tầm nhìn, thay vào đó hãy dùng khăn mềm để lau sạch chúng.
2. Sử dụng các loại đèn hợp lý
Đèn pha có cường độ ánh sáng lớn, giúp người lái dễ dàng quan sát các vật thể từ xa. Tuy nhiên loại đèn này sẽ khiến cho xe hướng đối diện bị chói, hạn chế tầm nhìn và dễ gây nguy hiểm.
Đèn cốt chiếu sáng gần giúp soi rõ các vật thể trong phạm vi từ 3-5m, được sử dụng bóng xenon kết hợp đèn bi, giúp tụ ánh sáng và bám đường khá tốt. Tuy nhiên, khi bạn di chuyển với tốc độ cao, loại đèn này có tầm chiếu sáng không tốt, khiến cho tài xế bị hạn chế tầm nhìn.
Còn đèn sương mù được thiết kế có ánh sáng vàng, đặt dưới gầm ô tô, giúp tài xế quan sát rõ hơn trong điều kiện thời tiết có nhiều sương mù. Do đó, tùy theo khu vực di chuyển mà bạn hãy sử dụng các loại đèn phù hợp, nhằm tối ưu hóa tầm nhìn và tránh gây ảnh hưởng đến phương tiện khác.
3. Điều chỉnh vị trí, độ sáng của đèn pha
Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi quan sát mặc dù đã bật đèn, thì nên cân nhắc điều chỉnh đèn pha để đảm bảo an toàn khi lưu thông trên đường vào ban đêm.
4. Đổi hướng quan sát khi bị chói
Thông thường, các phương tiện đi ngược chiều khi đến gần nhau sẽ chuyển từ đèn pha về đèn cốt. Tuy nhiên, nếu xe đó không thực hiện điều này thì bạn cần giảm tốc độ và đổi hướng nhìn sang bên đường khi phương tiện đó đến. Việc này sẽ giúp bạn không bị choáng bởi ánh sáng mạnh của đèn pha và nhanh chóng lấy lại tầm nhìn để tiếp tục di chuyển.
Nếu phương tiện di chuyển phía sau sử dụng đèn pha mạnh làm bạn khó chịu, hãy điều chỉnh gương chiếu hậu sang hướng khác để tránh ánh sáng chói. Nếu cần thiết, bạn cũng có thể di chuyển gương để chiếu ánh sáng lại vào người lái, nhằm nhắc nhở và cảnh báo đối phương về lỗi của họ.
5. Cân nhắc trang bị thêm đèn sương mù
Nếu thường xuyên phải khi chuyển vào ban đêm ở khu vực sương mù hay điều kiện thời tiết không ổn định, bạn có thể cân nhắc trang bị thêm các loại đèn sương mù chuyên dụng. Tuy nhiên, các dòng xe khác nhau sẽ có loại đèn khác nhau, bạn hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia để chọn được loại đèn phù hợp.
6. Tài xế đeo kính nên trang thị thêm lớp chống phản chiếu ở gương
Nếu bạn gặp các vấn đề về mắt cần đeo kính khi lái xe thì nên trang bị thêm một lớp chống phản chiếu, có thể là kính áp tròng hoặc bộ kính có lớp phủ phản chiếu. Việc này sẽ giúp bạn không bị chói, nhòe mắt hay cản trở tầm nhìn khi bị đèn xe khác chiếu vào.
III. Giữ trạng thái tỉnh táo khi lái xe
1. Duy trì trạng thái tỉnh táo bằng cách trò chuyện
Khi lái xe về đêm, không gian yên tĩnh dễ gây nên cảm giác buồn ngủ. Do đó, bạn có thể trò chuyện với người đi cùng (nếu có) để thư giãn và tỉnh táo khi di chuyển hành trình dài. Tuy nhiên, bạn không nên tham gia vào cuộc trò chuyện quá lâu, vì có thể gây mất tập trung và lái xe không an toàn.
2. Nghe bài hát yêu thích
Sử dụng các bản nhạc yêu thích, có tiết tấu sôi động và hào hứng sẽ giúp bạn dễ dàng tỉnh táo và lái xe an toàn hơn. Tuy nhiên, bạn cần mở nhạc với âm lượng vừa phải để có thể nhận biết được các tình huống xảy ra xung quanh.
3. Tận hưởng sự yên tĩnh
Lái xe vào ban đêm, bạn có thể cảm nhận được không gian yên tĩnh và lắng nghe tiếng động cơ. Điều này giúp bạn cảm thấy vui vẻ, bí ẩn, đôi khi trở thành thú vui trong cuộc sống.
Lái xe vào ban đêm dễ mệt mỏi, buồn ngủ, giảm khả năng phản ứng và xử lý các tình huống xảy ra. Thầy Khải - Dạy lái xe Gia Lai hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm, đảm bảo lái xe an toàn trong mọi điều kiện và mọi hoàn cảnh.